KINH NGHIỆM QUAY PHIM SỰ KIỆN BẠN KHÔNG NÊN BỎ LỠ

Kinh nghiệm quay phim sự kiện

Quay phim sự kiện là những thước phim đòi hỏi ở người cameraman cần nắm chắc được các kỹ thuật, nguyên tắc cơ bản trong quá trình quay. Nếu bạn là người mới thì chắc chắn bạn sẽ rất bỡ ngỡ và không biết bắt đầu từ đâu để có những thước phim chất lượng. Bài viết này, chúng tôi chia sẻ bạn kinh nghiệm quay phim sự kiện chuyên nghiệp của mình đã đúc kết được trong hơn 10 năm qua. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

1. Kinh nghiệm quay phim sự kiện cơ bản

Kinh nghiệm quay phim sự kiện cơ bản
Kinh nghiệm quay phim sự kiện cơ bản

1.1 Cách cầm máy quay phim

Nghe thì có vẻ hơi buồn cười khi cầm máy quay phim mà ai chả biết đúng không?

Tuy nhiên, đây là vấn đề đầu tiên mà mình muốn chia sẻ, đúng là ai chả biết cầm máy quay để quay. Nhưng bạn có chắc là mình đã sử dụng đúng hay không.

Cầm chắc máy quay là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng và hiệu quả của đoạn phim. Nếu bạn cầm máy quay không chắc chắn và rung thì sẽ tạo ra những thước phim bị nhòe, gây nhức mắt và rất chịu cho người xem. Để có thể cố định được máy quay phim, bạn nên dùng chân máy – đây là một trong những cách hiệu quả nhất và được rất nhiều thợ quay phim chuyên nghiệp áp dụng. Tuy nhiên, không phải cảnh nào bạn cũng sử dụng chân máy. Việc lạm dụng chân máy quay phim sẽ không tạo được độ linh hoạt về góc quay. 

Do vậy, trước mỗi cảnh quay, bạn cần xác định được tọa độ, chiều cao của vật thể để lựa chọn những thiết bị quay phù hợp.

1.2 Kỹ thuật quay phim sự kiện chọn góc quay hợp lý

Chọn góc quay hợp lý
Chọn góc quay hợp lý

Các góc quay khác nhau sẽ đem lại những thước phim khác nhau không bị nhàm chán và giúp thu hút người xem hơn. Dưới đây là 3 góc quay cơ bản:

– Góc ngang: là góc quay xuất hiện nhiều nhất trong các thước phim bởi góc ngang bộc tả được sự chân thật, tổng quan của hoạt động sự kiện. Tuy nhiên, góc ngang này thường không tạo được sự kịch tính cho đoạn phim. Góc ngang là góc dễ quay nhất cho những người mới vào nghề quay phim, chỉ cần để máy ngang tầm mắt thì đã có một thước phim góc ngang rồi. Nếu nắm được hết kỹ thuật quay phim sự kiện bằng góc ngang thì bạn không thể sử dụng mỗi góc này cho toàn bộ sự kiện được mà cần kết hợp các góc máy khác nhau để cho thước phim thêm sinh động, bắt mắt và kịch tính hơn.

Góc quay ngang quay phim sự kiện
Kinh nghiệm quay phim sự kiện với góc quay ngang 

– Góc thấp: là góc quay được sử dụng để quay các cảnh gần, cận cảnh cho một đối tượng nào đó. Sử dụng góc quay thấp này có thể tạo nên sự chú ý ở một nhân vật hay đối tượng nào đó cần truyền tải. Góc quay thấp là kỹ thuật quay phim sự kiện được sử dụng nhiều trong các thước phim bởi nó dễ dàng mang lại cảm xúc cho người xem. Đặc biệt là những hình ảnh quan trọng trong sự kiện thì nên ưu tiên sử dụng những góc quay này, ví dụ như cảnh phát biểu, cảnh cắt băng khánh thành…

Góc quay thấp
Kinh nghiệm quay phim sự kiện với góc quay thấp

– Góc cao: được xem là góc khó quay nhất trong 3 góc. Người quay phim cần phải đứng vị trí cao hơn trong sự kiện hoặc cần phải có thiết bị hỗ trợ flycam. Góc cao đưa toàn cảnh của sự kiện, giúp người xem có cái nhìn bao quát toàn bộ. Góc quay cao chính là điểm nhấn cho một thước phim hay, thay vì bạn chỉ sử dụng các cảnh ngang hay thấp trong suốt sự kiện thì việc sử dụng góc quay cao này làm cho người xem đỡ nhàm chán hơn. Tuy nhiên bạn cần chú ý đến kỹ thuật quay phim sự kiện góc quay để tạo sự thu hút, khi sử dụng góc quay này thì cần đến flycam thì thước phim của bạn mới trở nên ấn tượng và nổi bật hơn.

Sử dụng flycam để quay phim sự kiện
Sử dụng flycam để quay phim sự kiện

2. Làm thế nào quay phim sự kiện đạt hiệu quả tốt nhất

2.1 Xác định nội dung truyền tải

Một sự kiện sẽ được truyền tải như một câu chuyện bao gồm mở bài, thân bài và kết bài. Điều quan trọng của thợ quay phim là giúp khách hàng định hướng được nội dung câu chuyện đó và thực hiện theo một cách logic

2.2 Lên kế hoạch

Người quay phim cần phải biết chính xác về thông tin sự kiện càng nhiều càng tốt. Họ không chỉ biết mình cần phải quay gì mà còn phải biết tại sao mình phải quay những cảnh như thế này. Hiểu được ý nghĩa vai trò của từng cảnh quay trong tổng thể các mục tiêu và có thể linh hoạt thay đổi nếu có sự cố xảy ra.

2.3 Có nhiều hơn 1 thợ quay phim

Có nhiều hơn một thợ quay phim để quay phim sự kiện
Có nhiều hơn một thợ quay phim để quay phim sự kiện

Thông thường ở các sự kiện lớn thì sẽ có đội ngũ quay phim chuyên nghiệp, tuy nhiên ở các sự kiện nhỏ thì sẽ có ít nhất một thợ chuyên nghiệp và một phụ máy. Việc này sẽ đảm bảo về hình ảnh không bị bỏ lỡ các giây phút quan trọng.

2.4 Đặt ra mục tiêu 

Mục tiêu quan trọng nhất là truyền tải câu chuyện ý nghĩa. Mỗi cảnh quay đều phải đưa ra được mục tiêu của nó giúp bạn bắt được giây phút quan trọng . Ví dụ quay sự kiện khánh thành doanh nghiệp thì phải ghi lại những short hình cảnh cắt băng cùng với đó là sự cổ vũ chúc mừng của khán giả.

2.5 Đảm bảo chất lượng âm thanh

Âm thanh cực kỳ quan trọng trong suốt sự kiện, nếu như cảnh quay đó dù đẹp đến mấy nhưng âm thanh kém có thể khiến bạn phải bỏ cảnh quay đó.

Với những chia sẻ kinh nghiệm quay phim sự kiện mà mình gửi tới các bạn qua bài viết này, hy vọng sẽ giúp mọi người có thêm những kiến thức mới để phục vụ cho công việc của mình. Để tạo ra những thước phim chất lượng, thu hút người xem không phải là ngày 1 ngày 2 là có thể quay dựng được mà phải trãi qua một thời gian dài. Nếu bạn muốn nâng cao tay nghề của mình thì có thể tham khảo thêm khóa học quay phim chuyên nghiệp tại Việt Trần Academy. Chúc các bạn thành công!

Xem thêm Hướng dẫn cách làm video thu hút nhiều lượt xem.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Hotline/Zalo: 0945 05 5858

Fanpage: Việt Trần Academy – Đào Tạo Quay Phim

Địa chỉ: 56/15 Lê Đình Dương, Hải Châu, Đà Nẵng

Email: viettran.academy@gmail.com

Website: daotaoquayphim.com

 

5/5 - (5 bình chọn)

Chia sẻ qua mạng xã hội:

Facebook
Twitter
LinkedIn

Tin cùng chuyên mục

Share on media
Categories
Recent post
Subcribe my letter

Đăng ký liền tay - nhận ngay ưu đãi!

Ngày
Giờ
Phút
Giây